Đạt V
  • Trang chủ
  • Profile
  • Project
  • PIF
  • Blog
    • Thiện nguyện
    • Kinh doanh
    • Bảo hiểm
    • Công nghệ
    • Marketing
    • Sống chất
    • Khám phá
    • Sách hay
    • Tin tức
  • Liên hệ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Profile
  • Project
  • PIF
  • Blog
    • Thiện nguyện
    • Kinh doanh
    • Bảo hiểm
    • Công nghệ
    • Marketing
    • Sống chất
    • Khám phá
    • Sách hay
    • Tin tức
  • Liên hệ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Đạt V
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Giao lưu âm nhạc dân tộc tại nhà Giáo sư Trần Văn Khê

bởi Đạt V
15/11/2021
trong Sống chất
Thời gian đọc: 7 phút
A A
0
Chia sẻ
187
Lượt xem
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterChia sẻ LinkdedIn

Buổi giao lưu vào ngày 21/05/2011 mang chủ đề “Một số nhạc cụ dân tộc” do Nhà văn hóa Sinh Viên tổ chức tại nhà GS.TS Trần Văn Khê diễn ra trong không khí thân mật và ấm cúng, buổi giao lưu lần này có sự góp mặt khoảng 30 các bạn sinh viên đến từ các trường khác nhau trong thành phố. Ngoài giáo sư Trần Văn Khê còn có nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng cùng con gái Hải Minh (7 tuổi).

Giáo sư Trần Văn Khê
Cố Giáo sư-Tiến sĩ Trần Văn Khê cùng NSƯT Hải Phượng hòa đàn tại tư gia của Giáo sư Khê. Ảnh: baodantoc.vn

Ngôi nhà với diện tích gần 500 m2 do nhà nước trao tặng để tri ân những đóng góp to lớn của giáo sư cho nền âm nhạc truyền thống nước nhà. Nơi đây không chỉ để ở mà nó từ lâu đã trở thành một địa chỉ văn hóa của những người muốn tìm về cội nguồn âm nhạc dân tộc.

Ngôi nhà của giáo sư được trưng bày rất nhiều kỷ vật, bằng khen và đặc biệt là các nhạc cụ dân tộc – một phần không thể thiếu trong cuộc đời của giáo sư.

Giao lưu âm nhạc dân tộc Giáo sư Trần Văn Khê
Các bạn sinh viên đến giao lưu

Trước buổi, giáo sư Trần Văn Khê có bảo hôm nay thầy không được khỏe do vấn đề tuổi tác nhưng thầy vẫn đành thời gian cả buổi sáng để truyền đạt lại kiến thức về âm nhạc dân tộc cho các bạn sinh viên, đó là điều tốt thấy cảm phục ở thầy. Giọng thầy vẫn còn rất trong và rành mạch, tôi có thể cảm nhận từng ngôn từ thầy nói. Tôi không phải là người yêu âm nhạc cho lắm nhưng qua buổi hôm nay tôi mới thấy được dân tộc ta có một truyền thống âm nhạc dân gian đặc sắc và có hồn, bởi trước giờ tôi chỉ học những nhạc cụ dân tộc qua sách hoặc nghe đàn tranh qua băng đĩa, hôm nay được tận mắt thấy, tận tai nghe tôi mới yêu quý làm sao…

Không còn là một giao lưu đơn thuần mà nó còn là một buổi học do thầy giảng, thầy nêu lên khái niệm và sau đó bắt chúng tôi lặp lại, sau đó thầy sẽ nhận xét những điểm nào chưa được và tất nhiên nếu tốt thầy sẽ khen… Lúc đầu các bạn còn rụt rè nhưng càng đi sâu vào chương trình các bạn như nhập tâm và chia sẻ nhiều hơn.

Giao lưu âm nhạc dân tộc Giáo sư Trần Văn Khê
Nghệ sĩ Hải Phượng đang độc tấu đàn bầu

Mở đầu bằng câu hỏi: “Âm nhạc Việt Nam truyền thống là gì?”

Là bao gồm những thể loại âm nhạc của Việt Nam từ thời xa xưa được lưu truyền từ thế hệ này sang thế khác mà vẫn giữ nguyên bản sắc sơ khai của nó.

Âm nhạc dân gian:
– Miền Bắc: hát chèo
– Miền Trung: ca Huế, hái bài chòi
– Miền Nam: đờn ca tài tử.

Âm nhạc tôn giáo, tín ngưỡng: chầu văn, bà chúa Xứ, nhã nhạc cung đình Huế.

Và qua các giai đoạn trưởng thành mà hình thành nên các thể loại âm nhạc dân gian: Hát ru → Đồng dao (đồng = trẻ con, dao= ca hát, do trẻ con hát) → Hò (hát trong khi làm việc) → Lý (khi nghỉ ngơi trong lúc làm việc) → Hát huê tình (đối ca nam nữ). Sau mỗi lần giảng kiến thức, thầy lại đặt ra câu hỏi và bắt chúng tôi đồng thanh trả lời kiến thức đó để chắc rằng chúng tôi đã hiểu và nhớ. Ngoài ra còn có nhạc tiễn đưa: nhạc đưa sinh (miền bắc), nhạc đám ma (miền nam). Trong âm nhạc, quãng 4 và quãng 5 rất quan trọng, theo sinh học thì 2 quãng này làm cho con người tỉnh táo.

Giao lưu âm nhạc dân tộc Giáo sư Trần Văn Khê
Bé Hải Minh độc tấu đàn tranh

Trong các loại đàn thì thầy thích nhất là loại đàn kìm, vì theo giáo sư trên thế giới chưa có cây đờn nào giống như cây đờn này. Đờn kìm có 2 dây, 8 phím, thùng tròn. Điều đặc biệt là tất cả các kích thước đều tỉ lệ với nhau (ngang thùng 36, chiều dài 72,…).

Nhà thầy với 4 đời làm nhạc sĩ nên mặc dù đã bước sang cái tuổi 91 nhưng cái tâm, cái lửa trong thầy thì vẫn còn như ngày nào. Nguyện vọng của thầy là muốn duy trì và phát triển cái hay, cái đẹp của âm nhạc truyền thống. Cuối buổi thầy luôn hỏi cảm nhận của các bạn khi tham gia để từ đó thầy rút kinh nghiệm cho những buổi sau được tốt hơn. Có một là thư mà đến bây giờ thì vẫn như nhớ in, lá thư đó là của một bạn sinh viên trường ĐH Hùng Vương đã tâm sự sau khi nghe thầy giảng: “Nói thật với thầy là trước giờ em ghét cay, ghét đắng mấy cái nhạc Việt Nam, tivi mà có chương trình ca nhạc Việt Nam là em tắt cái rụp liền. Nhờ buổi nghe thầy giảng mà em thấy thích nhạc dân tộc vô cùng. Em cảm ơn thầy nhiều lắm”.

Có bạn hỏi: “Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cải lương và đờn ca tài tử. Xin thầy cho biết 2 cái này khác nhau chỗ nào?”

Thầy trả lời: “Đờn ca tải tử là trong thính phòng, còn cải lương là diễn. Cải lương sinh sau đờn ca tài tử. Người ta thường nói đi coi cải lương chứ không ai nói đi nghe cải lương. Còn đờn ca tài tử thì người ta hay nói đi nghe chứ không ai nói đi coi đờn ca tài tử. Vậy thì nó khác nhau ở chỗ dùng mắt và dùng tai”.

Tiểu sử

Giáo sư Trần Văn Khê sinh ngày 24/7/1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), trong một gia đình nghệ sỹ, có bốn đời theo âm nhạc truyền thống.

Sự ra đi của Giáo sư Trần Văn Khê vào ngày 24/6/2015 đã trở thành một mất mát, một sự tiếc nuối lớn lao đối với nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. Đối với những người yêu và gắn bó với âm nhạc truyền thống, ông mãi mãi là bậc thầy, là người “truyền lửa” để tình yêu âm nhạc dân tộc luôn sống cùng thời gian.

Với những đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Giáo sư Trần Văn Khê là người Việt Nam đầu tiên được ghi danh và tiểu sử vào cuốn Đại từ điển âm nhạc thế giới; được tặng nhiều giải thưởng lớn, danh giá: Giải thưởng đặc biệt về âm nhạc của UNESCO, Giải thưởng lớn Hàn lâm Viện Đĩa hát Pháp, Giải thưởng Đại học Pháp, Giải thưởng Dân tộc nhạc học, Giải thưởng lớn về Âm nhạc UNESCO và Hội Đồng quốc tế Âm nhạc…

Quỹ học bổng Trần Văn Khê được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2021- đúng vào dịp Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ Trần Văn Khê. Quỹ nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động văn hóa, xét trao giải thưởng và học bổng thường niên cho những học sinh, những nhà nghiên cứu và nghệ sĩ có thành tựu xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, phát huy giá trị nghệ thuật dân tộc truyền thống Việt Nam.  (Theo baodantoc.vn)

 

“Không có hạnh phúc nào bằng được nói tiếng Việt” – GS.TS. Trần Văn Khê

Đạt V
21.05.2011

Từ khóa: âm nhạc dân tộcâm nhạc Việt Namgiao lưu âm nhạcgiáo sư Trần Văn Khê

Bài viết liên quan

Giải nội bộ Đánh Cầu Lông Không lần 2
Sống chất

Giải nội bộ Đánh Cầu Lông Không? lần 2: Ngôi vô địch đã đổi chủ

03/06/2024
Giao lưu Cầu Lông Chú Thy x Đánh Cầu Lông Không? sân The Rubi
Sống chất

Cầu Lông Chú Thy x Đánh Cầu Lông Không?: Giao lưu vui khỏe

24/04/2024
Cán bộ phường lừa tải ứng dụng VNeID giả
Sống chất

Cán bộ phường dỏm gặp dân IT và cái kết

31/01/2024
Giải cầu lông nội bộ Đánh Cầu Lông Không? 27102023
Sống chất

Hành trình đến ngôi vô địch đôi nam giải cầu lông nội bộ ĐCLK

30/11/2023
Diễn viên Hollywood
Sống chất

Khi bạn đam mê marketing nhưng ba mẹ bắt làm diễn viên Hollywood

01/07/2023
HSCEdu review
Sống chất

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: Ngày tôn vinh sự dạy và học

20/11/2021
Bài tiếp theo
HSCEdu review

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: Ngày tôn vinh sự dạy và học

Vui lòng đăng nhập để bình luận

Bài viết mới

Giải nội bộ Đánh Cầu Lông Không lần 2

Giải nội bộ Đánh Cầu Lông Không? lần 2: Ngôi vô địch đã đổi chủ

03/06/2024
Giao lưu Cầu Lông Chú Thy x Đánh Cầu Lông Không? sân The Rubi

Cầu Lông Chú Thy x Đánh Cầu Lông Không?: Giao lưu vui khỏe

24/04/2024
Cán bộ phường lừa tải ứng dụng VNeID giả

Cán bộ phường dỏm gặp dân IT và cái kết

31/01/2024
Badminton Tour Bến Tre

Badminton Tour: Khám phá xứ dừa Bến Tre

03/12/2023
Các trường hợp bảo hiểm không chi trả

Những bệnh loại trừ & trường hợp bảo hiểm nhân thọ không chi trả

24/11/2023
Foodnha Review Foodnha Review Foodnha Review

Về tác giả

Đạt V là một người yêu thích khám phá, tìm tòi và học hỏi những điều mới lạ, đặc biệt là marketing, branding, công nghệ. Rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn.

Đạt V

Kết nối

© 2021 Đạt V | Powered by OKY Agency

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Profile
  • Project
  • PIF
  • Blog
    • Thiện nguyện
    • Kinh doanh
    • Bảo hiểm
    • Công nghệ
    • Marketing
    • Sống chất
    • Khám phá
    • Sách hay
    • Tin tức
  • Liên hệ

© 2021 Đạt V | Powered by OKY Agency.