Từ cô học trò xa quê lên thành phố học tập năm 18 tuổi, Kiều Bảo Hân – cô gái sinh năm 1996 luôn ấp ủ giấc mơ học thật giỏi để trở về xây dựng quê hương Quảng Nam, đem đặc sản từ thiên nhiên của nơi mình sinh ra đến mọi miền Tổ quốc và vượt ra biên giới hình chữ S.
Ước mơ của những đứa trẻ sinh ra ở vùng quê nghèo
Quan niệm “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”, câu nói của rất nhiều đấng sinh thành ở những vùng quê hay gia đình nghèo khó, chính bản thân Bảo Hân cũng không ngoại lệ. Cô luôn tự nhắc để lơ đi giấc mơ cho nỗ lực thay đổi hiện thực bình thường của một cô gái vùng sâu vùng xa lên phố thị học hành năm 18 tuổi. Bao nhiêu cái ước gì: “Ước gì mình được đi du học”, “Ước gì mình có nhiều vốn liếng hơn”, “Ứớc gì có người tâm sự để hiểu và cho lời khuyên”,… hay đơn giản là được bên cạnh cha, mẹ trong những ngày nghỉ, ngày lễ!
Từ những mong muốn chưa thành hình đó của một cô gái khát khao được làm chủ cuộc sống và thay đổi cuộc đời của chính mình và gia đình, Hân đã nuôi nấng những giấc mơ, hoài bão và dần tìm ra dấu ấn của mình trong công cuộc khởi nghiệp và tìm thấy chính mình gắn với sứ mệnh phát triển quê hương, đất nước và vì nền nông nghiệp bền vững trong tương lai.
Nhà 3 đời làm sợi mì Quảng
Bảo Hân may mắn được sống trong gia đình 3 đời tạo ra những sợi bún, mì đặc sản của quê hương xứ Quảng. Chứng kiến ông bà, cha mẹ thức khuya dậy sớm, lam lũ với công việc,… giống như những hạt giống từ lâu ươm mầm cho cái văn hoá truyền thống được sinh sôi trong bản thân mình, từ đó mà khi bước chân lên Sài Gòn học, Hân đã luôn khắc khoải: “Mình sẽ làm gì để quay về phát triển cho gia đình, cho quê nhà?”. Câu nói luôn ám ảnh tâm trí chị mỗi ngày trong căn phòng trọ của hai chị em chỉ vỏn vẹn mười mấy mét vuông trong những năm tháng sinh viên xa nhà.
Hân tin rằng trong một góc nhìn rộng hơn: “Chỉ có con người khởi nghiệp chứ không có hoàn cảnh khởi nghiệp hay ý tưởng khởi nghiệp”. Bản thân chị nhận ra sau một chuỗi những dự án với ý tưởng và mục tiêu khác nhau, nhưng cuối cùng quyết định thành lập Công ty TNHH Hapinut khi chị tìm thấy được sự kết nối với một hệ sinh thái ý tưởng về nông nghiệp có mục tiêu phát triển bền vững với bước đầu cho những sản phẩm gắn liền với tuổi thơ là vùng đất Quảng Nam, nơi đầy hứa hẹn cho nông nghiệp bền vững.
Cùng Hapinut tìm đầu ra cho nông sản
Hiện tại, Hapinut đã giúp giải quyết đầu ra cho những sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền: vận chuyển, cách sử dụng, nhận thức về sản phẩm,… là bước đi đầu tiên cho việc phổ biến hoá và phá vỡ những rào cản sản phẩm địa phương đến với vùng miền khác hay thế giới.
Từ một doanh nghiệp nhỏ trong công cuộc chuyển đổi số với những sản phẩm đặc sản lên sàn thương mại và đánh mạnh thị trường online, đặc biệt sau một năm đầy biến động của dịch COVID. Nhờ vậy, Hân có thể mang lại công việc cho bạn bè, người nông dân tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam có công ăn việc làm ổn định và có được những nụ cười hạnh phúc trong từng công việc theo những cách làm mới được Hapinut triển khai: khoa học hơn, quy chuẩn hơn, sạch sẽ hơn.
Đến các sản phẩm “thuận tự nhiên”
Sau hành trình khởi nghiệp, Hapinut đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm xanh – sạch, thuận với tự nhiên từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng như: dầu đậu phộng (áp dụng công nghệ áp lạnh), bơ hạt,… Đội ngũ Hapinut tự tin cam kết đủ tiềm lực để tập trung phát triển sản phẩm đặc sản Quảng Nam là dự án Sợi Ngọc Xứ Quảng: nhà máy sản xuất sợi bún, mì truyền thống của Quảng Nam với công cuộc “nâng tầm” mì Quảng – sợi ngọc Quảng Nam trong việc áp dụng công nghệ tự động hoá sản xuất nhưng phải “thuận tự nhiên”.
Dự án được giải “Dự án khởi nghiệp của tỉnh Quảng Nam năm 2020” với ý tưởng đưa mì Quảng trở thành quà phẩm và có thể mang đi không giới hạn, một cách tiện dụng: là yếu tố then chốt để nâng tầm thương hiệu mì xứ Quảng với thị trường tiêu thụ hơn 1 tấn mỗi ngày cho bún, mì tươi. Hy vọng rằng với bước tiến trong ngành hàng sản phẩm mì khô trong cuối năm 2021, sản phẩm đặc sản Quảng Nam sẽ có bước tiến mới, đem giá trị đặc sản đến với mọi vùng miền của Việt Nam và cạnh tranh với ngành bún mì sợi (noodles) thế giới.
Hình trình khởi nghiệp bắt đầu không phải chỉ từ lúc gieo hạt, mà trước đó người sáng lập cùng người nông dân phải thử nghiệm, tìm tòi, chọn lọc để biết rằng tại sao, cái gì và như thế nào để cho ra đời những giống cây giá trị và phù hợp. Hơn hai năm thành lập và chứng kiến quá trình, đội ngũ doanh nghiệp Hapinut đã chọn lọc được những loại “phân bón” phù hợp như: vốn xoay vòng của sản phẩm, niềm tin của bà con nông dân, xây dựng hệ thống phân phối cùng hệ giá trị, áp dụng vận chuyển, bán hàng trực tuyến,… làm yếu tố then chốt và quan trọng là sự cho và nhận giá trị không chỉ ở sản phẩm mà cả trong mối quan hệ song song của thương hiệu – nhà sản xuất, nhà sản xuất – đại lý, đại lý – người bán hàng – người tiêu dùng,…
Có không ít những khó khăn về thiên nhiên dưới hình dáng của “sâu mọt” hay “thời tiết” ảnh hưởng đến doanh nghiệp, thời tiết Quảng Nam dù tiềm năng nhưng mùa mưa bão thất thường như thiên tai lũ lụt, chảy máu chất xám ở nông thôn khi những người tài, học thức cao không chọn quay về quê hương, dẫn đến nhân lực không đủ tốt cho định hướng nông nghiệp tiên tiến được Hapinut định vị,… Riêng về bản thân người điều hành đã tạo dựng công ty ở tuổi 23 như Kiều Bảo Hân là một thách thức không hề nhỏ về tài chính, quản trị cũng như áp lực dấn thân mạnh mẽ hơn, đó cũng là những viên gạch của ý chí, cho công cuộc thay đổi suy nghĩ của người trẻ về con đường “đi để trở về”.
Đạt V
14.05.2021